Ông bà ta thường quan niệm, xây
nhà là một trong những việc trọng đại trong cuộc đời con người. Xây nhà cần được
xem xét kĩ lưỡng, có kế hoạch và thời gian chuẩn bị. Có thể vì quá nhiều việc,
khi bắt tay vào quá trình xây nhà, bạn có thể bỏ sót những yếu tố căn bản nhưng
vô cùng quan trọng sau: thời điểm, nhà thầu thi công, vật liệu xây dựng…
1. Thời điểm
Ta thường nghe, “thiên thời địa lợi
nhân hòa”, thời ở đây ý ám chỉ đến thời điểm. Ngoài ra còn những yếu tố đi
kèm như sự chuẩn bị về mặt tài chính, thời tiết và ngày tháng thuận tiện cho
việc xây nhà theo phong thủy.
- Sự chuẩn bị về tài chính.
Tài chính là một trong những câu
chuyện lớn trong việc làm nhà. Tài chính có khả năng chi phối nhiều yếu tố. Thường
thì, khi làm nhà người ta thường làm vượt qua số tiền hiện tại mình đang có. Trừ
một số trường hợp là quá có điều kiện, còn lại những gia đình khi mua nhà điều
có khuynh hướng mượn thêm hoặc vay thêm, có thể mượn từ bạn bè, những người
thân trong gia đình, hoặc vay ngân hàng. Tuy nhiên, dù là mượn hay vay còn phải
nhìn vào thời điểm, thời điểm đó hoặc sau khi làm nhà xong khả năng chi trả của
gia đình ra sao. Có một số trường hợp kiểm soát không tốt về vấn đề tài chính
trong quá trình làm nhà dẫn đến bị hết tiền khi đang làm, hoặc rơi vào cuộc sống
khổ sở sau khi làm xong nhà. Tốt nhất nên có kế hoạch dự trù nguồn tiền nếu
trong trường hợp xảy ra rủi ro.
- Sự chuẩn bị về thời tiết.
Thời tiết làm sao có thể chuẩn bị?
Chuẩn bị ở đây là bạn có thể lường trước nó có thể xảy ra đê có thể né tránh.
Thường khi xây nhà, người ta thường lựa chọn làm vào những tháng có thời tiết tốt
trong năm, ví dụ đầu năm hạy giữa năm. Còn cuối năm thì rơi vào mùa mưa bão, việc
thi công sẽ trở nên phức tạp. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng địa
phương, từng vùng miền.
- Chọn ngày
Người Việt thường có thói quen chọn
ngày giờ bằng cách coi bói. Coi bói cũng là một trong những góc độ về phong thủy.
Việc chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành một số khâu quan trọng trong
quá trình làm nhà cũng vô cùng quan trọng.
2. Có bản vẽ nhà:
Bản vẽ nhà không những quan trọng
đối với chủ thầu mà chủ nhà cũng rất cần có bản vẽ nhà trong tay để theo dõi tiến
độ và kiểm soát.
Cho dù là xây nhà to hay nhà nhỏ,
bản vẽ nhà luôn là yếu tố bắt buộc. Những yếu đòi hỏi phải có trong bản vẽ bao
gồm kiểu xây, kích thước, kết cấu, quan trọng nhất là bản vẽ đường dẫn, lắp đặt
hệ thống điện, nước.
Bản vẽ là cần thiết trong xuyên suốt quá trình làm nhà. Bản vẽ cho phép chủ nhà giám sát được quá trình thi
công ngôi nhà, khi gặp sự cố và phát sinh không mong muốn có thể có cách khắc
phục.
Một ví dụ đơn giản: Khi bạn muốn
khoan hoặc đục một lỗ trong ngôi nhà để treo tranh ảnh chẳng hạn, nếu không có
bản vẽ nhà, bạn có thể khoan nhầm lên các trụ, các đường dẫn điện hay ống nước,
được đặt trong quá trình xây dựng…điều này nguy hiểm và xây những hệ lụy phiền
phức.
Kể cả người xây dựng và chủ nhà
nên tuân thủ theo, vì nếu có sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến cả ngôi nhà.
3. Chọn nhà thầu thi công:
Không như trước đây, có thể chính
chủ nhà có thể đứng ra giám sát trong quá trình thi công nhà ở. Tuy nhiên, hiện
nay công việc được giao lại cho nhà thầu thi công. Vai trò của nhà thầu thi
công là đảm bảo cho công trình diễn ra đúng tiến độ, quá trình xây dựng diễn ra
theo đúng kế hoạch (nếu có sự thay đổi kế hoạch phải thông qua ý kiến và nhận
được sự quyết định của chủ nhà), nhà thầu thi công còn có nhiệm vụ giám sát vật
liệu trong quá trình thi công, tránh tình trạng mất cắp hoặc sử dụng vật liệu
kém chất lượng. Tóm lại, nhà thầu thi công là người chiu trách nhiệm với chủ
nhà về mọi mặt của ngôi nhà được nhận.
Có nhiều nguồn để bạn có thể chọn
cho mình một nhà thầu thi công, từ nguồn giới thiệu hoặc là bạn tìm đến những
công ty chuyên về thi công.
Câu chuyện chủ nhà muốn giảm chi
phí xuống mức thấp nhất có thể, để tiết kiệm tiền nhưng nhà thầu vì thế cũng
khó có cơ hội kiếm tiền nhiều, vì thế mà sinh ra những hiện tượng như nhà thầu
làm ăn thiếu chất lượng, cắt xén nguyên vật liệu, sử dụng vật liệu kém chất lượng,
hay không quản lí tốt nhân công, để việc xây dựng chộp giật, sẽ có hiện tượng đội
chi phí so với ban đầu hoặc nhà xây xong không chất lượng, gây nguy hiểm cho
người sử dụng.
Do ham rẻ và thiếu kiến thức, chủ
nhà có thể rước họa vào thân. Mấu chốt của việc này là phải tiên quyết chọn được
nhà thầu uy tín. Khi thuê cần có hợp đồng rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm của
mối bên, tránh gây ra cãi vã về sau.
4. Kiểm tra và nghiệm thu
Việc kiểm tra và nghiệm thu nhằm
đảm bảo ngôi nhà đảm bảo chất lượng khi đưa vào sử dụng. Đây là bước cuối cùng
cũng là bước quan trọng nhất khi bạn làm việc với nhà thầu.
Việc kiểm tra và nghiệm thu cần
đáp ứng 2 tiêu chí đúng và đủ.
Trong
quá trình kiểm tra, quan trọng nhất là kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy
cách và kiểu dáng ngôi nhà. Ngoài ra, nên chú ý đến các chi tiết tỉ mỉ như kiểm
tra xem công tác xây có đúng thiết kế, lắp đặt có đúng kỹ thuật không. Việc
nghiệm thu phải được thực hiện với đầy đủ các hạng mục thi công từ bê tông, xây
tô đến hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện xem có đúng với yêu cầu thực tế, đúng
với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ thi công chưa.
Lưu
ý là việc nghiệm thu phải có mặt đầy đủ của các bên liên quan. Mặt khác, chủ
nhà có thể giữ lại một phần tiền công để đảm bảo chất lượng công trình và ràng
buộc trách nhiệm, phòng khi có vấn đề bất ngờ xảy xa.
Sign up here with your email
1 nhận xét:
Write nhận xéthttps://ytuongtrangtriphongngu.blogspot.com phòng ngủ thêm đẹp hơn với giấy dán tương
ReplyConversionConversion EmoticonEmoticon